Cải tạo nhà ống gặp phải những hạn chế gì
Nhà ống ở những thành phố lớn đặc biệt là Hà Nội sẽ có điểm chung rõ rệt là mặt tiền hẹp, dài nhà, các ngôi nhà nằm san sát nhau, nằm trong ngõ thậm chí là ngõ sâu và hẹp.
Cải tạo nhà ống ở những khu vực có ngõ hẹp và sau sẽ là một bất lợi trong vấn đề vận chuyển. Ngoài ra, trong quá trình cải tạo chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến những hộ bên cạnh bởi mật độ nhà san sát nhau là rất cao.
Nếu bạn đang sống trong ngôi nhà có thiết kế theo phong cách thời xưa hoặc không có thiết kế, giờ muốn thay đổi chất lượng sống thì 8 lời khuyên từ chuyên gia là các Kiến trúc sư – KTS lâu năm trong nghề sẽ giúp ích cho bạn tránh khỏi những sai sót không đáng có trong quá trình cải tạo.

1. Không trì hoãn việc cải tạo
Không trì hoãn việc cải tạo nhà cũ khi bạn hay gia đình bạn đã gần đủ điều kiện về mặt tài chính. So với việc mua nhà mới, chi phí cho việc cải tạo sẽ thấp hơn rất nhiều, trừ khi nhà bạn đã xuống cấp trầm trọng cần đập đi xây mới hay gia đình bạn quá dư giả thì sẽ không bàn tới ở đây.
Việc mua nhà mới đôi khi gặp phải một số hạn hạn chế, được mặt này sẽ không được mặt kia như về kiến trúc, tiện ích xung quanh, ngõ vào nhà, vv…Chưa kể giá cả vật tư, vật liệu có thể leo thang theo những biến cố mới trên chính trường, dịch bệnh, vv…

Cải tạo và sống trong một không gian mới được thiết kế, được tính toán bởi những KTS có kinh nghiệm lâu năm sẽ giúp bạn và gia đình bạn sẽ có một sức khỏe tốt hơn, mọi thứ sẽ trở nên thuận tiện hơn, khoa học hơn. Kể từ đó, bạn cùng gia đình sẽ đề ra được những mục tiêu mới cao hơn.
2. Không nên tự đi mua vật liệu
Việc tự mình đi mua vật liệu sẽ giúp bạn giảm được một số chi phí nhất định, nhất là đối với người có kinh nghiệm, kiến thức trong lĩnh vực này hoặc bạn có mối quan hệ quen biết với những chủ cửa hàng bán vật liệu xây dựng hoặc bạn có rất nhiều thời gian để đi tham khảo và tìm hiểu các loại vật liệu.
Sẽ không nên đối với bạn chưa có kinh nghiệm, kiến thức gì bởi vì đơn vị uy tín nhận thi công cho bạn sẽ nhận làm điều nay khi được giao phó bởi họ sẽ nắm được rất sát giá cả vật liệu, nên mua chủng loại vật liệu nào là tốt, là trung bình, là kém… và phân biệt giữa các loại thế nào, chỗ nào cần loại tốt, chỗ nào chỉ cần loại trung bình,… cho đỡ lãng phí.

Công việc bạn cần làm là chọn cho mình một đơn vị thi công uy tín, có tâm, nhiệt tình, trách nhiệm với phần việc bạn giao và bạn có thể kiểm tra những gì trên hóa đơn mà đơn vị đó đã mua sắm.
3. Hạn chế đập phá dỡ nhiều
Việc đập phá nhiều đồng nghĩa với việc nhà bạn sẽ phải cải tạo nhiều, chi phí bỏ ra nhiều. Hãy lắng nghe tư vấn từ các KTS khi bạn đưa ra các mong muốn của gia đình, sau đó đưa ra phương án ít phá dỡ nhất thì nó thế nào, đạt được bao nhiêu % như bạn và gia đình bạn mong muốn lúc đầu.
Do đó, hạn chế thay đổi các thiết kế nhà cũ hay hạn chế đập phá dỡ một cách tối đa cũng được đánh giá là cách cải tạo nhà ống hiệu quả nhất hiện nay.

4. Hạn chế lãng phí tiền vô ích
Trong quá trình cải tạo nhà ống nhất là thay đổi đồ nội thất. Bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng, không nên thay toàn bộ các sản phẩm nội thất có trong nhà. Nhưng hãy thông minh loại bỏ một số đồ không còn phù hợp hoặc hư hỏng mà nếu sửa chữa chi phí sẽ bằng hoặc cao hơn mua mới.
Tốt nhất là bạn hỏi các KTS về điều này để sao cho việc tận dụng lại đồ cũ không làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp tổng thể của không gian sống sau cải tạo. Những KTS có tâm sẽ tư vấn bạn nên hay không nên tận dụng lại, phù hợp hay không phù hợp và nếu có thì tận dụng như thế nào. Tránh việc mua sắm mới toàn bộ trong khi vẫn có thể tận dụng được thứ gì đó.

5. Cải tạo nhà phù hợp với khả năng tài chính
Cải tạo nhà ống nói chung sẽ tiêu tốn của bạn một khoảng chi phí. Tùy theo mong muốn của gia đình bạn cũng như khả năng tài chính, sẽ quyết định bạn nên cải tạo nhà ở mức nào. Nếu bạn thấy rằng chi phí thực hiện điều như bạn và gia đình bạn mong muốn nhưng nó nhiều hơn ngân sách bạn đang có. Thì không nên sửa nhà vào lúc này để tránh ảnh hưởng đến gánh nặng về mặt tài chính về sau. Hoặc bạn giảm yêu cầu, mong muốn đi một chút để phù hợp hơn với điều kiện tài chính mà bạn đang có.

6. Ở tạm chỗ khác khi cải tạo nhà
Trong thời gian cải tạo nhà, bạn cùng với gia đình chuyển đồ đạc tận dụng và cần thiết sang một nơi ở tạm khác hay thậm chí thuê nhà gần đó. Bởi điều này sẽ giúp cho việc cải tạo được nhanh chóng hơn, đồ đạc giữ lại được nguyên vẹn hơn, không hít phải bụi, vi khuẩn có hại, nấm mốc, … xuất hiện khi hết ánh nắng mặt trời.

7. Cải tạo nhà khi có thiết kế và kế hoạch
Hãy xác định rằng, cải tạo nhà thuộc một công việc lớn và cần có sự chuẩn bị kỹ trước khi bắt đầu về các mặt như tâm lý, tinh thần, chỗ ăn chỗ ở tạm thời, cuộc sống sinh hoạt khác, vv… đặc biệt là kế hoạch tài chính.
Thống nhất thiết kế, cách làm, cách triển khai với đơn vị thi công để từ đó bạn có kế hoạch cho bạn và gia đình. Bạn sẽ không bị động vì bất kỳ điều gì, kể cả việc phát sinh vẫn nằm trong kế hoach định mức của bạn.

8. Hạn chế thay đổi thiết kế của KTS trong quá trình thi công
Hạn chế thay đổi thiết kế của KTS đã thống nhất trước đó trong quá trình thi công bởi điều này sẽ tạo ra sự ngắt quãng, gián đoạn. Việc bạn thêm vào giữa chừng trong quá trình thi công sẽ ảnh hưởng đến sự đồng nhất, đến những tính toán ban đầu. Sự thay đổi giữa chừng này đôi khi sẽ phải đánh đổi bằng việc thay đổi những thứ khác mà bạn sẽ phải lựa chọn.
Giai đoạn đầu hãy dành thời gian để suy nghĩ về những mong muốn của gia đình, bạn có thể viết ra giấy để nhắc nhở khi trao đổi với KTS hoặc cập nhật kịp thời để đảm bảo rằng việc thay đổi của bạn nằm trong tầm kiểm soát.

Trên đây là 8 lời khuyên từ chuyên gia khi cải tạo nhà ống cũ. Hy vọng với những lời khuyên trên sẽ giúp có được sự chuẩn bị và nhận được kết quả tốt sau khi cải tạo nhà cũ. CggFurnit. sẽ tiếp tục cập nhật thêm khi có thêm những luồng thông tin bổ ích khác.
Mọi chi tiết xin liên hệ: Hotline (zalo) 0866 727 167. Fb: CGGfurniture. Website: noithatcgg.com.